Khi nào thì nên từ bỏ?

Không phải tự nhiên mà hiện tượng “the great resignation”, “quiet quitting” hay còn gọi là nghỉ việc một cách thầm lặng đã trở thành một megatrend trên thị trường lao động trong thời gian vừa qua. Cũng không phải tự nhiên mà những từ khoá như tìm về với đời sống tâm linh, lối sống khoẻ mạnh, chữa lành v.v… đang ngày càng thống trị trên mạng xã hội, tin tức và trong đời sống của mọi người. Khi mà văn hoá đời sống và làm việc đã coi việc không ngừng phấn đấu để đạt được những thành công ngày một to lớn hơn đã trở thành kim chỉ nam cho những người trẻ, việc từ bỏ – “give up” trở thành một điều gì đó không được coi trọng trong tiềm thức của mọi người.

Băm hai – băm ba

Cuối năm 2021 thị không đú trend viết tổng kết, vì cũng mải mê quá với những dự định cá nhân mà hai năm qua thị làm và đi hùng hục, chưa cho mình lúc nào được thực sự nghỉ. Chiều thứ 6 cuối cùng của năm, thị chợt nhận ra lâu lắm rồi mình chưa viết bài nào ra hồn.

Kỹ năng giao tiếp: lắng nghe

Một trong những kỹ năng giao tiếp quan trọng khi muốn quản lý và lãnh đạo tốt (cả cuộc sống riêng cũng như đội nhóm) là biết lắng nghe. Khi mà ai cũng muốn xây dựng thương hiệu, hình ảnh và một bản sắc riêng, ai cũng tập trung vào việc “show and tell” những gì mà họ có, thì biết cách lắng nghe hiệu quả có một tầm quan trọng và sức mạnh tiềm tàng hơn nữa.

Kỹ năng đàm phán lương (3)

Giả dụ: bạn nghe ở đâu đó rằng nhân viên cũ làm ở đây có một mức lương cao hơn từ 5 tới 10%, thậm chí 20%, vậy là bạn thấy tức tối, vậy là bạn thấy bản thân đang bị “bán” đi một cách rẻ rúng, bạn muốn năm ăn năm thua. Hoặc giả dụ: chính bạn là người đã có một mức kì vọng thấp ngay từ đầu và tự bạn đưa mình vào thế yếu do còn thiếu kinh nghiệm trong việc deal lương.

Kỹ năng đàm phán lương (2)

“Deal lương for dummies” – phần 2.
Đây là phần dành cho bạn nào đang ngồi yên ở một chỗ mà rất happy với công việc hoặc khá happy. Bạn cũng không có nhu cầu chuyển chỗ làm mà điều duy nhất bạn còn lấn cấn đó là mức lương thưởng hoặc chế động đãi ngộ của mình, nó chưa được như ý.

Mini Series: Kỹ năng đàm phán lương

Mình nảy ra ý định làm chiếc cẩm nang này để giúp những bạn trẻ mới ra trường hoặc kể cả những bạn có kinh nghiệm đi làm khá lâu rồi nhưng cứ vào tới vòng ngồi xuống deal lương là gặp khúc mắc. Mình biết là nếu bạn chưa bao giờ thử deal hoặc deal thành công thì cái barrier to entry vào cuộc chơi này của bạn rất lớn, và mình cũng ở trong vị trí đó rồi. Nên loạt bài này sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm trong 10 năm đi làm của mình.

Quản lý thời gian để sống thảnh thơi

Một trong số những chủ đề mà nhúm độc giả thân yêu của mình quan tâm đó là cách mình quản lý thời gian cá nhân để có thể vẫn cân bằng chuyện công sở và vẫn có thời gian thực hiện những dự án riêng của bản thân như là việc upskill hay viết blog này.

Time management có lẽ là từ khoá không còn xa lạ gì với các bạn nữa rồi nên mình chỉ xin nêu lên những cách mà mình đã đúc kết và áp dụng riêng cho mình để thay đổi tư duy và cách phân bổ thời gian cá nhân của mình thôi nhé.

Chiến lược 2 danh sách của Warren Buffett

Warren Buffett liên tục được xếp hạng là một trong số những người giàu nhất thế giới. Trong số tất cả các nhà đầu tư trong thế kỷ 20, có thể nói Buffett là người thành công nhất. Tại sao ông lại thành công đến thế? Là do Buffett hiểu rất rõ cách sử dụng thời gian của mình mỗi ngày. Từ góc độ tiền tệ, bạn có thể nói rằng ông quản lý thời gian của mình tốt hơn bất kỳ ai khác.