Khi nào thì nên từ bỏ?

Không phải tự nhiên mà hiện tượng “the great resignation”, “quiet quitting” hay còn gọi là nghỉ việc một cách thầm lặng đã trở thành một megatrend trên thị trường lao động trong thời gian vừa qua. Cũng không phải tự nhiên mà những từ khoá như tìm về với đời sống tâm linh, lối sống khoẻ mạnh, chữa lành v.v… đang ngày càng thống trị trên mạng xã hội, tin tức và trong đời sống của mọi người. Khi mà văn hoá đời sống và làm việc đã coi việc không ngừng phấn đấu để đạt được những thành công ngày một to lớn hơn đã trở thành kim chỉ nam cho những người trẻ, việc từ bỏ – “give up” trở thành một điều gì đó không được coi trọng trong tiềm thức của mọi người.

Kỹ năng đàm phán lương (3)

Giả dụ: bạn nghe ở đâu đó rằng nhân viên cũ làm ở đây có một mức lương cao hơn từ 5 tới 10%, thậm chí 20%, vậy là bạn thấy tức tối, vậy là bạn thấy bản thân đang bị “bán” đi một cách rẻ rúng, bạn muốn năm ăn năm thua. Hoặc giả dụ: chính bạn là người đã có một mức kì vọng thấp ngay từ đầu và tự bạn đưa mình vào thế yếu do còn thiếu kinh nghiệm trong việc deal lương.

Kỹ năng đàm phán lương (2)

“Deal lương for dummies” – phần 2.
Đây là phần dành cho bạn nào đang ngồi yên ở một chỗ mà rất happy với công việc hoặc khá happy. Bạn cũng không có nhu cầu chuyển chỗ làm mà điều duy nhất bạn còn lấn cấn đó là mức lương thưởng hoặc chế động đãi ngộ của mình, nó chưa được như ý.

Mini Series: Kỹ năng đàm phán lương

Mình nảy ra ý định làm chiếc cẩm nang này để giúp những bạn trẻ mới ra trường hoặc kể cả những bạn có kinh nghiệm đi làm khá lâu rồi nhưng cứ vào tới vòng ngồi xuống deal lương là gặp khúc mắc. Mình biết là nếu bạn chưa bao giờ thử deal hoặc deal thành công thì cái barrier to entry vào cuộc chơi này của bạn rất lớn, và mình cũng ở trong vị trí đó rồi. Nên loạt bài này sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm trong 10 năm đi làm của mình.

Tự học nghề phân tích

hoá đầu tiên mình học khi đổi từ một ngành nontech sang một ngành tech là khoá này của Udacity – một trong những khoá phổ biến và hot nhất trên Udacity được tạo ra từ năm 2012. Với một người gần như lúc đó con số 0 về lập trình và khoa học máy tính thì đây là một khoá mình đánh giá rất hợp với người mới bắt đầu (trước đó mình làm việc với Data chỉ ở mức analytics, BI và visualization thôi), khiến các bạn vừa hiểu kĩ về căn bản lại vừa có động lực theo tiếp những khoá sau nâng cao hơn.

Nghề đi phân tích

khi nghe xong một vấn đề bạn sẽ đi ngay tới câu trả lời, thì vẫn có một bước “phân tích ở giữa”, dù bước đó có được làm bài bản tử tế trong một workshop, hay nó xảy ra quá nhanh trong đầu bạn vì những lối suy nghĩ tắt (mental and heuristic shortcuts) cho tới mức bạn không thể nhận ra một cách rõ rệt, thì thực tế bước phân tích vẫn xảy ra.