Sức bật – resilience

Trong cuộc sống hẳn ai cũng đã từng ít nhất phải đối diện với nghịch cảnh một lần. Nghịch cảnh có thể xuất hiện trong việc học hành, công việc, đời sống cá nhân. Có những việc chỉ khiến ta căng thẳng, lo lắng nhẹ như chuyển việc, đổi việc, chuyển nơi ở, có những sự kiện lại khiến ta bị tổn thương sâu sắc, để lại những chấn thương tâm lý có thể gắn với chúng ta cả cuộc đời, ví dụ như lúc mất đi một người thân yêu hoặc lúc lâm bệnh nặng.

Tự học nghề phân tích

hoá đầu tiên mình học khi đổi từ một ngành nontech sang một ngành tech là khoá này của Udacity – một trong những khoá phổ biến và hot nhất trên Udacity được tạo ra từ năm 2012. Với một người gần như lúc đó con số 0 về lập trình và khoa học máy tính thì đây là một khoá mình đánh giá rất hợp với người mới bắt đầu (trước đó mình làm việc với Data chỉ ở mức analytics, BI và visualization thôi), khiến các bạn vừa hiểu kĩ về căn bản lại vừa có động lực theo tiếp những khoá sau nâng cao hơn.

Nghề đi phân tích

khi nghe xong một vấn đề bạn sẽ đi ngay tới câu trả lời, thì vẫn có một bước “phân tích ở giữa”, dù bước đó có được làm bài bản tử tế trong một workshop, hay nó xảy ra quá nhanh trong đầu bạn vì những lối suy nghĩ tắt (mental and heuristic shortcuts) cho tới mức bạn không thể nhận ra một cách rõ rệt, thì thực tế bước phân tích vẫn xảy ra.

Mini read: Đôi điều về trách nhiệm

Tôi biết nếu bắt mình viết thì tôi cũng viết được thôi. Nhưng tôi quan niệm người đọc thường cảm nhận được cái “tone” của người viết, khi bạn thực sự ngồi viết với sự tâm huyết và chỉn chu, hay khi bạn “trả bài cho có”. Nên tôi không muốn chỉ cho ra những bài viết lờ mờ lạt nhạt thiếu ý thức như thế.

Message to my younger self – Gửi Quỳnh 18

Hơn một thập kỉ đã trải qua rồi. Tôi đã đi học và tốt nghiệp ở một trong những trường có thứ hạng cao nhất ở châu Âu, đã đi du lịch khắp nơi, đã từng dùng đũa ở những nhà hàng đắt đỏ. Bây giờ tôi rất hạnh phúc với cuộc sống và công việc, với những người thân và bạn bè ở xung quanh tôi. Nhiều khi tôi hay ngồi nhìn lại chặng đường đó để tự hỏi nếu ngày xưa mình làm khác đi thì liệu bây giờ tôi sẽ đang ở đâu? Nếu được nhắn nhủ Quỳnh của tuổi 18 vài câu về những gì cô ấy sắp phải đối mặt, thì tôi muốn gửi cô ấy một lá thư như này.

Những điều mình ngưng làm kể từ tuổi 30

Hay còn gọi chính xác hơn là những điều mình thuyên giảm hoặc đã ngừng hẳn kể từ khi bước sang tuổi 30 để có một chiến lược tiết kiệm và đầu tư mạnh mẽ hơn.

Bạn không cần chờ tới khi 30 tuổi mới nhận ra việc tiết kiệm và đầu tư từ khi còn trẻ sẽ là đòn bẩy giúp sức khoẻ tài chính của bạn ngày càng ổn định và lớn mạnh. Tất nhiên những điều này mình đều đã cố gắng thực hiện từ trước khi 30 tuổi, nhưng kể từ cột mốc 30 tuổi mình đã thắt chặt và có những thành công nhất định với những thói quen này.

Vệ sinh cảm xúc

Khi một vết đứt tay sâu mãi không lành, ta biết có thể nó đã bị nhiễm trùng và có nguy cơ tử hoại và cắt cả bàn tay đi. Khi ấy, ta sẽ muốn được đi bệnh viện và bằng mọi giá phải giữ được bàn tay ấy. Những vết thương tâm hồn có khả năng sát thương tương tự. Nếu như bạn cảm thấy đã buồn bã hay đau lòng nhiều ngày vì thất tình, chia tay hay vì một lý do nào khác, đừng thản nhiên nói câu “thời gian sẽ chữa lành tất cả”.

Đôi điều về tha thu

Đến khi nào thì một vết sẹo đủ mờ, vết thương đủ lành để mình có thể tự tin nói rằng tôi tha thứ cho bạn – người đã làm tôi đau? Mà là tha thứ thật chứ không phải quên sự việc đó đi để mắt không thấy, tai không nghe thì tim không đau nhé.