Khi nào thì nên từ bỏ?

Không phải tự nhiên mà hiện tượng “the great resignation”, “quiet quitting” hay còn gọi là nghỉ việc một cách thầm lặng đã trở thành một megatrend trên thị trường lao động trong thời gian vừa qua. Cũng không phải tự nhiên mà những từ khoá như tìm về với đời sống tâm linh, lối sống khoẻ mạnh, chữa lành v.v… đang ngày càng thống trị trên mạng xã hội, tin tức và trong đời sống của mọi người. Khi mà văn hoá đời sống và làm việc đã coi việc không ngừng phấn đấu để đạt được những thành công ngày một to lớn hơn đã trở thành kim chỉ nam cho những người trẻ, việc từ bỏ – “give up” trở thành một điều gì đó không được coi trọng trong tiềm thức của mọi người.

Sức bật – resilience

Trong cuộc sống hẳn ai cũng đã từng ít nhất phải đối diện với nghịch cảnh một lần. Nghịch cảnh có thể xuất hiện trong việc học hành, công việc, đời sống cá nhân. Có những việc chỉ khiến ta căng thẳng, lo lắng nhẹ như chuyển việc, đổi việc, chuyển nơi ở, có những sự kiện lại khiến ta bị tổn thương sâu sắc, để lại những chấn thương tâm lý có thể gắn với chúng ta cả cuộc đời, ví dụ như lúc mất đi một người thân yêu hoặc lúc lâm bệnh nặng.

Tự học nghề phân tích

hoá đầu tiên mình học khi đổi từ một ngành nontech sang một ngành tech là khoá này của Udacity – một trong những khoá phổ biến và hot nhất trên Udacity được tạo ra từ năm 2012. Với một người gần như lúc đó con số 0 về lập trình và khoa học máy tính thì đây là một khoá mình đánh giá rất hợp với người mới bắt đầu (trước đó mình làm việc với Data chỉ ở mức analytics, BI và visualization thôi), khiến các bạn vừa hiểu kĩ về căn bản lại vừa có động lực theo tiếp những khoá sau nâng cao hơn.

Mini read: Đôi điều về trách nhiệm

Tôi biết nếu bắt mình viết thì tôi cũng viết được thôi. Nhưng tôi quan niệm người đọc thường cảm nhận được cái “tone” của người viết, khi bạn thực sự ngồi viết với sự tâm huyết và chỉn chu, hay khi bạn “trả bài cho có”. Nên tôi không muốn chỉ cho ra những bài viết lờ mờ lạt nhạt thiếu ý thức như thế.

Message to my younger self – Gửi Quỳnh 18

Hơn một thập kỉ đã trải qua rồi. Tôi đã đi học và tốt nghiệp ở một trong những trường có thứ hạng cao nhất ở châu Âu, đã đi du lịch khắp nơi, đã từng dùng đũa ở những nhà hàng đắt đỏ. Bây giờ tôi rất hạnh phúc với cuộc sống và công việc, với những người thân và bạn bè ở xung quanh tôi. Nhiều khi tôi hay ngồi nhìn lại chặng đường đó để tự hỏi nếu ngày xưa mình làm khác đi thì liệu bây giờ tôi sẽ đang ở đâu? Nếu được nhắn nhủ Quỳnh của tuổi 18 vài câu về những gì cô ấy sắp phải đối mặt, thì tôi muốn gửi cô ấy một lá thư như này.

7 bài học sau những lần bị từ chối

Năm cuối đại học, tôi crush ghê gớm thầy giáo dạy môn bảo hiểm, tôi đã viết mail tỏ tình với thầy và nhận được sự từ chối rất ý nhị và lịch sự, kiểu như, em rất tốt nhưng anh rất tiếc, hãy làm bạn thôi em nhé.

Một năm sau thì thầy đi lấy vợ, tôi tiếc xót ruột một chàng trai Hải Phòng tài ba, phong nhã… Tuổi trẻ mà, không yêu thì thôi, tôi quay ra crush ghê gớm một anh thầy ngoại quốc khác, do đợt đó tôi đang ôn thi tiếng anh để chuẩn bị cho hồ sơ du học. Thầy hơn tôi gần hai chục tuổi, lần này tôi đã bạo dạn hơn, tỏ tình trực tiếp tại một quán cà phê…Người này cũng chẳng nể mặt thẳng thắn từ chối tôi với lý do “chúng ta quá khác biệt, em hãy tưởng tượng  hai mươi năm nữa mà xem, khi thầy 60 còn em 40?”..)